Đôi điều về tinh dầu nhục đậu khấu - loại dược thảo quý có công hiệu làm tăng cảm hứng cho phái nữ khi "giao trận".
Trong chuyện chăn gối mọi người chỉ quan tâm đến các đấng mày râu là sai lầm. Vì phái yếu cũng có nhu cầu thăng tiến, có như vậy mới thuận cả đôi bên và cuộc mây mưa mới đạt đỉnh cao đúng như người xưa vẫn nói “thuận anh, thuận ả được cả đôi bên”.
Nhục đậu khấu (Myristica fragrans Hontt) thuộc họ nhục đậu khấu (Myristicaceae), tên khác là nhục quả, ngọc quả. Cây có nguồn gốc ở vùng đảo Thái Bình Dương được nhập trồng trên đất liền ở khắp vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á.
Thời xưa, các cô dâu Ấn Độ trong đêm tân hôn thường được ăn loại cháo nhục đậu khấu để “chiều” chồng nồng nhiệt hơn. Ngoài ra, người ta còn dùng bột hạt này pha trà hoặc cho vào nước uống. Trong y học cổ đại Ấn Độ nhục đậu khấu còn là vị thuốc giúp điều trị nhức đầu, đau dạ dày, chống viêm và cải thiện sự lưu thông máu, có tác dụng đặc biệt đối với nữ giới. Theo đó, việc cải thiện lưu thông máu giúp tăng lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục, nhờ vậy mà chị em sẽ thấy “nồng nhiệt” hơn trong phòng ngủ nếu ăn món ăn hoặc uống trà, nước hoặc có thể massge, xông hương tinh dầu nhục đậu khấu trước khi “lâm trận”.
Theo các tài liệu cổ của Y học cổ đại Tung Quốc xếp loại quả này như một hương liệu, gia vị và được xem là rất tốt để kích dục, cải thiện khả năng sinh lý, kéo dài quá trình hưng phấn ở chị em. Nền y học cổ đại nước này xem đây như viagra cho nữ giới.
Theo phân tích y học hiện đại, hạt nhục đậu khấu chứa nước, protein, canxi, sắt, tinh bột… và đặc biệt là chứa đến 6-16% tinh dầu có lợi cho sức khỏe. Tinh dầu nhục đậu khấu có mùi thơm ấm dịu thể đem đến cho người ta tâm trạng cởi mở, thư giãn, kích thích cảm xúc và khơi dậy ham muốn “yêu”. Ngoài ra, tinh dầu này còn giúp trị buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau nhức cơ, xương khớp, phòng chống cảm lạnh, phong hàn và tiêu chảy mãn tính.
Lưu ý: tinh dầu nhục đậu khấu có chứa các hoạt chất kích thích thần kinh, cảm xúc nên nhục đậu khấu có thể gây ảo giác khi dùng quá nhiều. Thậm chí, dùng với liều cao còn có thể gây độc.